Các phiên bản khác Dassault Mirage F1

Dassault Mirage F1 tại Stahlkocher

Mirage F-1A

Máy bay chiến đấu tấn công mặt đất một chỗ, với hệ thống đo xa laser, và khả năng tấn công không đối không hạn chế. Được phát triển bởi SAAF và Dassault.

  • Mirage F-1AD: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1A cho Libya, 16 chiếc.
  • Mirage F-1AZ: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1A cho Nam Phi. 32 chiếc.

Mirage F1B

Không quân Pháp cũng đặt hàng 20 chiếc Mirage F1B, một phiên bản huấn luyện hai chỗ, dùng để huấn luyện chuyển đổi hoạt động cho phi công; chúng được chuyển giao từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 3 năm 1983. Ghế thứ hai và hệ thống điều khiển được thêm vào khiến thân máy bay phải làm dài thêm 30 cm, nhưng khả năng mang nhiên liệu bên bên trong ít hơn và bỏ đi hai khẩu pháo gắn trong thân.

Trọng lượng rỗng tăng thêm 200 kg, phần nào đó là do thêm vào hai ghế phóng Martin-Baker Mk 10, thay cho ghế Mk4 được sử dụng trên F1C chỉ có tốc độ hạn chế.

Trong mọi khía cạnh khác thì F1B là một máy bay có khả năng chiến đấu và nó có thể bù những thiếu sót bằng thùng nhiên liệu và pháo gắn ngoài.

  • Mirage F-1BE: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1B cho Tây Ban Nha. 6 chiếc.
  • Mirage F-1BJ: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1B cho Jordan. 2 chiếc.
  • Mirage F-1BK: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1B cho Kuwait. 2 chiếc.
  • Mirage F-1BK-2: 4 chiếc được bán cho Kuwait như một phần của đơn đạt hàng tiếp theo.
  • Mirage F-1BQ: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1B cho Iraq.

Mirage F-1C

Mirage F-1

Phiên bản tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết.

  • Mirage F-1CE: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1C cho Tây Ban Nha. 45 chiếc.
  • Mirage F-1CG: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1C cho Hy Lạp. 40 chiếc.
  • Mirage F-1CH: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1C cho Maroc. 30 chiếc.
  • Mirage F-1CJ: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1C cho Jordan. 17 chiếc.
  • Mirage F-1CK: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1C cho Kuwait. 18 chiếc.
  • Mirage F-1CK-2: 9 chiếc F-1C được bán cho Kuwait như một phần của đơn đặt hàng tiếp theo.
  • Mirage F-1CZ: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1C cho Nam Phi. 16 chiếc.

Mirage F-1D

Phiên bản huấn luyện hai chỗ dựa trên máy bay tiêm kích đa vai trò, cường kích Mirage F-1E.

  • Mirage F-1JE: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1D cho Ecuador. 2 chiếc.
  • Mirage F-1DD: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1D cho Libya. 6 chiếc.
  • Mirage F-1DDA: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1D cho Qatar. 2 chiếc.

Mirage F-1E

Mirage F-1CG của Hy Lạp với lớp sơn đặc biệt

Máy bay cường kích và chiến đấu đa chức năng mọi thời tiết một chỗ.

  • Mirage F-1JA: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1E cho Ecuador. 16 chiếc.
  • Mirage F-1ED: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1E cho Libya. 14 chiếc.
  • Mirage F-1EE: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1E cho Tây Ban Nha. 22 chiếc.
  • Mirage F-1EH: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1E cho Maroc. 14 chiếc.
  • Mirage F-1EH-200: Máy bay của Morocco trang bị cần tiếp nhiên liệu khi bay. 6 chiếc.
  • Mirage F-1EJ: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1E cho Jordan. 17 chiếc.
  • Mirage F-1EQ: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1E cho Iraq. 16 chiếc.
  • Mirage F-1EQ-2: Phiên bản tiêm kích phòng không một chỗ cho Iraq. 16 chiếc.
  • Mirage F-1EQ-4: Phiên bản tiêm kích đa vai trò, tấn công mặt đất, trinh sát một chỗ cho Iraq. 28 chiếc.
  • Mirage F-1EQ-5: Phiên bản chống tàu một chỗ cho Iraq. 20 chiếc.
  • Mirage F-1EQ-6: Phiên bản chống tàu một chỗ cho Iraq. Chế tạo với số lượng nhỏ.
  • Mirage F-1EDA: Phiên bản xuất khẩu của Mirage F-1E cho Qatar. 12 chiếc.

Mirage F1CR

Khi Mirage F1 đã chắc chắn trở thành một sản phẩm máy bay thành công, Dassault bắt đầu nghiên cứu khả năng chế tạo phiên bản trinh sát chuyên dụng khách hàng quan trọng nhâtts là Không quân Pháp. Tuy nhiên, do giá thành tăng cao của máy bay chiến đấu có nghĩa rằng những thiết bị phụ kiện tăng cường cho mục đích này là một giải pháp kinh tế hơn.

Nhiều máy bay của Không quân Pháp cũng như một số khách hàng của Mirage F1 (chẳng hạn như Mirage F1EQ của Iraq), có nhiều lựa chọn thiết bị trinh sát sẵn có để lắp trên máy bay, chủ yếu chúng được ở bên dưới thân máy bay. Tuy nhiên, việc phát triển máy bay trinh sát chiến thuật cho Không quân Pháp vẫn tiếp tục diễn ra, và nguyên mẫu đầu tiên Mirage F1CR-200 đã bay vào ngày 20 tháng 11-1981.

Mirage F1CR có thể mang nhiều thiết bị trinh sát khác nhau cả ở bên trong lẫn bên ngoài máy bay:

  • Một bộ quét hồng ngoại SAT SCM2400 Super Cyclone được lắp trong phần không gian trước đó được dùng để đặt khẩu pháo.
  • Một khoảng không gian dưới mũi có thể được dùng cho một camera bao quát Thomson-TRT 40 hoặc camera thẳng đứng Thomson-TRT 33.
  • Radar Cyrano IVM-R có các modul thêm vào cho công việc vẽ bản đồ tình trạng và bản đồ mặt đất.
  • Những cảm biến quang học và điện tử bổ sung có thể được mang ở các giá troe dưới thân và cánh.

Tổng cộng có 64 chiếc Mirage F1CR được Không quân Pháp đặt hàng. Đơn vị đầu tiên sử dụng loại máy bay này bắt đầu hoạt động vào tháng 7-1983.

Mirage F1CT

Mirage F1CT là phiên bản tấn công mặt đất chiến thuật của Mirage F1C-200. Hai nguyên mẫu đầu tiên là những chiếc Mirage F1C-200 chuyển đổi. Chuyến bay đầu tiên thực hiện vào ngày 3 tháng 5-1991. Khoảng 55 chiếc đã được sản xuất cho đến năm 1995.

Chương trình Mirage F1CT đã mang hệ thống điện tử hàng không của F1C lên thành tiêu chuẩn của F1CR:

  • Radar Cyrano IV được thay thế bởi Cyrano IVM-R.
  • Hệ thống dẫn đường/tấn công được nâng cấp và bao gồm một thiết bị đo xa bằng laser.
  • Ghế phóng Mk 10 được thêm vào.
  • Radar dò tìm và các thiết bị cảnh báo được cải tiến, trang bị kim loại gây nhiễu/pháo sáng, và những máy radio an toàn cải tiến cũng được thêm vào.
  • Hệ danh sách những vũ khí mới được bổ sung.

Mirage F1AZ và Mirage F1CZ

Không quân Nam Phi (SAAF) đã sử dụng cả phiên bản tấn công mặt đất Mirage F1AZ cũng như phiên bản chiến đấu Mirage F1CZ trang bị radar. Atlas Aircraft Corporation, một hãng sản xuất máy bay của Nam Phi, đã có được giấy phép nhượng quyền chế tạo Mirage F1, mặc dù nó chưa bao giờ được biết đến nếu có từng được sản xuất cho các phi đội của SAAF.

Hai mẫu đầu tiên của đợt đặt hàng lần thứ nhất (48 máy bay, gồm 32 chiếc F1AZ và 16 chiếc F1CZ) đã được chuyển giao vào ngày 5 tháng 4-1975. Cả hai chiếc F1CZ được chở đến Nam Phi bí mật bằng một chiếc C-130 Hercules của SAAF. Trong tháng 7 cùng năm, tiếp tục những chiếc F1CZ đã được chuyển giao. Vào năm 1975, những chiếc F1CZ cũng đã xuất hiện trong một triển lãm hàng không tại Nam Phi, nhưng công chúng không được thông báo những máy bay đó đã hoạt động trong SAAF.

F1AZ được phát triển do Dassault và SAAF cùng bắt tay hợp tác, đây là phiên bản tấn công mặt đất chuyên dụng. F1AZ có một thiết bị đo khoảng cách bằng laser, cho phép các đạn dược không được dẫn đường trúng vào mục tiêu một cách vô cùng chính xác, mà trong đó có cả bom và tên lửa. Thiết kế quang học do hãng ARMSCOR, và công ty con Optics (sau này là ELOPTRO) của Nam Phi thực hiện. Mặc dù những máy bay này ngừng hoạt động vào năm 1997 nhưng thông tin chính xác mà các vũ khí trang bị F1AZ vẫn được coi là bảo mật đối với SAAF, nhưng các nhà phân tích quan sát của các cơ quan lại có nhiều tin tức từ nhiều nguồn (ví dụ như Jane's Defence Weekly) và các bản báo cáo của phi công (ví dụ như Commandant Dick Lord, 'Vlamgat', 1999) đã kết luận rằng phiên bản F1AZ sử dụng vũ khí có độ chính xác cao là những công nghệ đạn đạo không dẫn đường sử dụng trên F-15E Strike Eagle do USAF cung cấp. (Nguồn: Jane's 'F15', Electronic Arts, 1996; Jane's All the World's Aircraft, 2000)

Những chiếc F1AZ được chuyển giao từ tháng 11-1975 đến tháng 10-1976. Chúng được biên chế trong Phi đội 1, tại Căn cứ không quân Waterkloof. Việc mua bán này cũng được giữ bí mật tránh khỏi phần còn lại của thế giới — phi đội 1 không được phép để lộ những máy bay mới nay cho đến tháng 2 năm 1980.

Mirage F1JA của Ecuado

Cả hai phiên bản đều tham gia hoạt động chiến đấu tại Angola, trong thời gian này hai chiếc MiG-21 của Angola đã bị bắn hạ bởi những chiếc F1CZ. Ít nhất một chiếc F1CZ đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không của Angola. Một chiếc Mirage F1 của SAAF đã bị hư hại bởi một tên lửa không đối không R-60/AA-8 Aphid trong khi đang giao chiến trên không vào ngày 29 tháng 9 năm 1987 với một chiếc MiG-23 của Cuba và sau đó đã phải rút khỏi biên chế sau khi hạ cánh khẩn cấp do máy bay bị hư hại nghiêm trọng.

SAAF ngừng sử dụng những chiếc F1CZ vào năm 1992, sau đó là F1AZ vào năm 1997. Vào năm 1998, Đại học Stellenbosch đã nhận được một chiếc F1-CZ cho phòng công nghệ hàng không của trường.

Như một cuộc thí nghiệm, hãng Aerosud, một hãng hàng không liên quan của Nam Phi, đã trang bị cho một chiếc Mirage F1 một động cơ Klimov RD-33, loại động cơ này cũng được trang bị trên MiG-29. Sự phát triển này đã tạo ra "SuperMirage" F1, và để giữ sự phân biệt của máy bay phương Tây đầu tiên đã thực hiện một cuộc trình diễn tại Triển lãm hàng không MAKS tại Moskva.

Vào năm 2004, đã có trên 21 chiếc F1AZ được thông báo đang lưu trữ tại Căn cứ không quân Hoedspruit, để đợi khách hàng có năng lực mua chúng. Trong tháng 4 năm 2006 người ta thông báo những chiếc F1AZ này đã được Gabon mua và giá thành trong khaongr 40 triệu ZAR. Ngày 17 tháng 8-2006, hãng thông tấn của Pháp là Agence France-Presse (AFP) thông báo rằng co hai chiếc F1AZ cũ nâng cấp của Nam Phi đã tham gia một cuộc biểu diễn qua Libreville trước ngày lễ kỷ niệm độc lập của Gabon. Việc nâng cấp và tân trang máy bay do hãng Aerosud thực hiện. Tổng giám đốc của Aerosud Group là ông Paul Potgieter đã xác nhận công ty của mình có liên quan, nhưng từ chối cho biết những con số hay trích dẫn. Người ta cũng chỉ thông báo cùng thời gian Gabon chỉ mua 3 chiếc Mirage F1 từ Nam Phi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dassault Mirage F1 http://www.navybook.com/nohigherhonor/pic-stark.sh... http://www.defense.gouv.fr/air/ http://www.lemonde.fr/web/article/0,1-0@2-3212,36-... http://www.lemonde.fr/web/article/0,1-0@2-3216,36-... http://www.vectorsite.net/avmirf1.html#m4 http://www.acig.org/ http://www.acig.org/artman/publish/article_164.sht... http://www.acig.org/artman/publish/article_166.sht... http://www.acig.org/artman/publish/article_205.sht... http://www.acig.org/artman/publish/article_352.sht...